0
Giỏ hàng

Bạn không có sản phẩm nào

trong giỏ hàng của bạn.

Tạm tính

Giảm ngay 100.000đ khi mua hóa đơn từ 1.500.000đ

Giảm ngay 50.000đ khi mua hóa đơn từ 1.000.000đ

Miễn phí giao hàng tiêu chuẩn cho đơn từ 699K (tối đa 20K)

Đăng nhập
Thông tin còn trống, vui lòng nhập đầy đủ
Mật khẩu còn trống, vui lòng nhập đầy đủ
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Kho giao hàng :
Thời trang bền vững: Tư tưởng đổi mới hay xu hướng nhất thời?
23h 25' ngày 07 / 08 / 2023

Thời gian gần đây ngành công nghiệp thời trang đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một xu hướng có tên “thời trang bền vững”, liệu đây là một sự chuyển mình thật sự về tư tưởng của ngành công nghiệp thời trang hay chỉ là một xu hướng “sớm nở tối tàn”.

 

1. Thời trang bền vững là gì?

 

Thời trang bền vững, còn được gọi là thời trang có trách nhiệm xã hội, là một xu hướng thời trang đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và các thương hiệu. Nó hướng đến việc tạo ra các sản phẩm thời trang không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà còn đảm bảo ảnh hưởng tích cực tới môi trường và xã hội. Thời trang bền vững tập trung vào sử dụng nguyên liệu xanh (thân thiện với môi trường) và cách thiết kế giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm, từ đó giảm thiểu lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên môi trường. 

 

2. Nguyên do xu hướng thời trang bền vững xuất hiện?

 

Những năm gần đây ngành thời trang đặc biệt là “thời trang nhanh” bị lên án gay gắt vì gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Theo thống kê, hàng năm có đến hàng triệu tấn rác thời trang thải ra môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính và góp phần lớn làm biến đổi khí hậu. Lượng rác thải khổng lồ này phải mất rất nhiều năm để phân hủy. Bên cạnh đó mỗi năm ước tính ngành công nghiệp thời trang sản sinh ra hơn 1.2 tỷ tấn khí thải CO2, chiếm 10% của tất cả các ngành công nghiệp cộng lại. Không những thế, ngành công nghiệp này cũng tiêu tốn rất nhiều nguồn tài nguyên nước khi phải sử dụng đến 2.700 lít nước để tạo ra 1 chiếc áo thun và 7000 lít nước chỉ để tạo ra 1 chiếc quần jean.

 

 

Nguyên nhân là do hành vi tiêu dùng của khách hàng càng lúc càng nhanh, các xu hướng thời trang mới liên tục cập nhật và thay đổi. Những món đồ thời trang thường chỉ được sử dụng một vài lần rồi bị vứt bỏ do bị lỗi mốt. Do đó ngành công nghiệp thời trang tập trung chủ yếu vào việc tạo ra lượng lớn sản phẩm với chi phí thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm tệ hại với vòng đời sử dụng rất ngắn. Cứ thế hàng năm lại có thêm hàng triệu tấn quần áo và phụ kiện được tạo ra rồi vứt đi nhanh chóng.

 

Không để những tín hiệu cầu cứu trở nên vô nghĩa, người tiêu dùng ngày càng nhận thức về tác động tiêu cực của ngành thời trang truyền thống đến môi trường và xã hội. Họ đòi hỏi các thương hiệu thời trang phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và xã hội thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững trong sản xuất. Dần dà “thời trang bền vững” đã trở thành xu hướng được nhiều thương hiệu áp dụng để cải thiện hậu quả do ngành thời trang gây ra và giữ chân khách hàng. Các thương hiệu theo đuổi thời trang bền vững nổi tiếng như Uniqlo, Levi’s, Patagonia, Everlane, KITX, RUMI X, … đã khiến thị trường thời trang bền vững trở nên sôi nổi hơn. 

 

 

Xu hướng thời trang bền vững đã tạo cơ hội để các thương hiệu thể hiện sự sáng tạo và đổi mới. Việc tìm kiếm các nguyên liệu và quy trình sản xuất mới đồng thời giữ vững tiêu chí bền vững đã thúc đẩy ngành thời trang phát triển theo hướng tích cực và đáng khen ngợi.

 

3. Tư tưởng đổi mới hay xu hướng nhất thời?

 

Dù xu hướng thời trang bền vững không chỉ là thử thách cho cả các thương hiệu khi phải thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất mà còn là thử thách cho khách hàng khi phải chi nhiều tiền hơn cho những món thời trang chất lượng. Tuy nhiên xu hướng này đơn thuần là một cơn sốt hay xu hướng nhất thời, mà đó là một tư tưởng đổi mới và cần thiết để chúng ta xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh. Tuy xu hướng có thể trải qua các thay đổi về mô tả và phong cách, nhưng bản chất của nó vẫn sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển theo thời gian. Bằng cách chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môi trường, xu hướng thời trang bền vững đang định hình cách thức hoạt động của ngành công nghiệp thời trang. 

 

Minh chứng là ngày nay giới trẻ - thế hệ tương lai của xã hội đang rất quan tâm đến sống xanh nói chung và thời trang bền vững nói riêng. Trong một cuộc khảo sát của Facebook Insight, 72% Gen Z muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn với các vấn đề và hoạt động liên quan đến xã hội và môi trường kể từ sau đại dịch. Bên cạnh việc thành lập các dự án và thực hiện các hoạt động cộng đồng, gen Z cũng quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc bền vững và không gây hại cho môi trường. Họ cố gắng hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại, hóa chất gây ô nhiễm môi trường, và các sản phẩm thử nghiệm trên động vật. Đây là một tín hiệu cho thấy thời trang bền vững sẽ là xu hướng lâu dài trong ngành công nghiệp thời trang.

 

 

4. Cách để tín đồ thời trang theo đuổi thời trang bền vững

 

Lựa chọn sản phẩm từ nguyên liệu bền vững

Lựa chọn mua những sản phẩm sử dụng các nguyên liệu tái chế và hữu cơ trong quá trình sản xuất thời trang sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời những sản phẩm làm từ nguyên liệu bền vững sẽ chất lượng và sử dụng được lâu hơn. Các loại vải như hữu cơ từ bã cà phê, nhựa tái chế, lyocell, và recycled polyester tái chế là những lựa chọn thích hợp cho thời trang bền vững. Hoặc đơn giản là những sản phẩm chất lượng có thể sử dụng trong thời gian dài, tránh tình trạng bị hư hỏng sau vài lần sử dụng. 

 

Chọn những thiết kế “timeless”

Lựa chọn các sản phẩm với thiết kế cổ điển và không bao giờ lỗi thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm lượng rác thải dù xu hướng thời trang có thay đổi thế nào đi nữa. Những item như áo T-Shirt, áo cổ lọ, quần jean, váy chữ A,... là những món đồ cơ bản và không sợ bị lỗi mốt theo thời gian. 

 

 

Bên cạnh quần áo thì những món phụ kiện “timeless” như túi baguette hoặc túi crossbody cũng sẽ khiến outfit của bạn không bị lỗi mốt và kết hợp được với nhiều món đồ khác nhau.

 

 

Tái chế các món đồ thời trang

Gần đây xu hướng custom “tái chế” lại các món đồ thời trang đã trở nên phổ biến hơn. Thay vì vứt bỏ những món đồ đã quá quen thuộc thì chúng có thể được làm mới bằng cách thay đổi cách mặc, thêm những chi tiết mới hoặc cắt xẻ để có diện mạo mới, từ đó kéo dài vòng đời của sản phẩm.

 

 

Ngoài các món đồ thời trang thì bạn cũng có thể tái sử dụng túi, hộp giày cũ thành các món đồ hữu ích như chậu trồng cây, sổ tay,...cho các mục đích giảm thiểu rác thải ra môi trường.

 

Đem theo túi cá nhân khi mua sắm

Mang theo túi cá nhân để đựng sản phẩm cũng là một cách hiệu quả để hạn chế túi giấy/nhựa mỗi khi mua sắm. Việc này nếu được sử dụng trong thời gian dài sẽ giúp hạn chế được lượng lớn rác thải và lan tỏa thói quen tích cực đến nhiều người.

 

 

Tìm hiểu về thương hiệu trước khi mua

Việc tìm hiểu thương hiệu trước khi mua sẽ tạo động lực rất lớn đến với các thương hiệu để nghiêm túc hơn trong việc sản xuất có trách nhiệm với môi trường. Điều này sẽ vô hình chung làm ngành công nghiệp thời trang phát triển theo chiều hướng tích cực.

 

Với xu hướng ngày càng phát triển của thời trang bền vững, việc tập trung vào sự đổi mới và cân nhắc đến tác động môi trường và xã hội sẽ giúp ngành công nghiệp thời trang phát triển theo hướng có trách nhiệm và bền vững hơn.

Tin cùng danh mục
Tin liên quan