0
Giỏ hàng

Bạn không có sản phẩm nào

trong giỏ hàng của bạn.

Tạm tính

Giảm ngay 100.000đ khi mua hóa đơn từ 1.500.000đ

Giảm ngay 50.000đ khi mua hóa đơn từ 1.000.000đ

Miễn phí giao hàng tiêu chuẩn cho đơn từ 699K (tối đa 20K)

Đăng nhập
Thông tin còn trống, vui lòng nhập đầy đủ
Mật khẩu còn trống, vui lòng nhập đầy đủ
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Kho giao hàng :
#Makeachange: Trồng cây khôi phục rừng là một thách thức lớn?
11h 00' ngày 16 / 08 / 2019

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều cách để “cứu” lấy trái đất trước biến đổi khí hậu. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế khí độc HFC. Tuy nhiên, các cách đó đều cần công nghệ cao và sự đầu tư lớn, do đó phương pháp trồng cây xanh là cách hữu hiệu, tiết kiệm, và dễ làm nhất khi mà ai cũng có thể đóng góp.

Jean-Francois Bastin, nhà sinh thái học tại ETH Zurich cho biết: "Phục hồi hệ sinh thái và trồng cây không còn là một ý tưởng mới mẻ". Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang kí các cam kết về việc trồng thêm cây xanh, trồng rừng. Tuy nhiên, con số thực tế chỉ ra, chỉ một số ít trong họ hoàn thành tốt cam kết, số còn lại chỉ là chữ viết trên giấy tờ.

 

 

Nhằm giải quyết được vấn đề này, thử thách Bonn là trồng 3,5 triệu ha cây vào năm 2030 được đề ra. Đây là một sự kiện do Đức và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế dẫn đầu. Hiện tại, 10% các nước tham gia đã cam kết trồng nhiều cây hơn trong diện tích đất khả thi tồn tại, trong khi số còn lại thì chưa cam kết sẽ phủ xanh toàn bộ bề mặt khả thi. Tuy nhiên, tổ chức đang cố gắng đạt mục tiêu cuối cùng là trồng 3,5 triệu ha cây vào năm 2030. Việc này thúc đẩy người kí kết phải thực hiện thật sự chứ không phải chỉ kí trên mặt giấy.

Phủ xanh đất trống là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, cần biết cách và hành động đúng. Cụ thể, chúng ta nên tự đặt ra câu hỏi và chọn loại cây nào là tốt nhất để trồng nhằm nhấn mạnh vào giá trị của rừng. Ví dụ, đất trống ở khu giáp biển, chúng ta cần trồng cây đước, cây dừa thay vì các loại cây nước ngọt khác.

 

 

Xét về mặt môi trường, chúng ta thấy rõ đây là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trái đất. Nhưng xét về mặt kinh tế, sẽ có một câu hỏi được đề ra “Bao nhiêu lợi nhuận tiềm năng sẽ bị mất đi khi chúng ta đưa một khu vực đất phục vụ nông nghiệp trở về trạng thái tự nhiên vốn có”. Khi ấy, phương pháp xen canh là cách tốt nhất để áp dụng. Các cây xanh sẽ được trồng xen kẽ với cây nông, công nghiệp và được lựa chọn kĩ để phát triển cộng hưởng với nhau mà không gây hại cho nhau và lấy mất chất dinh dưỡng của nhau.

 

 

Trước tình trạng thủng tầng ozon, ô nhiễm môi trường ở mức độ báo động tại nhiều khi công nghiệp trên thế giới, biến đổi khí hậu. Việc trồng cây xanh thôi là chưa đủ, chúng ta cần nhiều hơn nữa những cánh rừng.

 

Thư Phạm

 

 

 
Tin cùng danh mục
Tin liên quan